tet_2024_banner_hanoicabtruyen_hinh_cap_cua_nguoi_ha_noi

Hai tác phẩm về truyền tích, dã sử Việt

Truyền kỳ mạn lục (tức Ghi chép tản mạn những truyện lạ) được mệnh danh "thiên cổ kỳ bút", là tác phẩm duy nhất của danh sĩ Nguyễn Dữ. Sách gồm 20 truyện viết theo thể loại tản văn, xen lẫn biền văn (văn có đối) và thơ ca. Tác giả chủ yếu lấy những câu chuyện lưu truyền trong dân gian, sau đó biến tấu theo phong cách riêng. Thông qua các nhân vật, tác phẩm khắc họa một thời kỳ lịch sử khi tình hình chính sự, xã hội hỗn loạn, dịch bệnh liên miên khiến người dân rơi vào cảnh lầm than. Cuối mỗi truyện có lời bình của Nguyễn Dữ hoặc một người có cùng quan điểm tác giả.

Nam Hải dị nhân liệt truyện của Phan Kế Bính, là tập truyện về các truyền tích, dã sử nổi tiếng trong dân gian Việt Nam. Tác phẩm gồm 55 câu chuyện tương ứng 55 nhân vật trong lịch sử, chia thành tám nhóm: đại anh kiệt, danh thần, danh hiền, văn tài, mãnh tướng, thần linh ứng, tiên tích, người có danh tiếng. Một số nhân vật tiêu biểu như Phùng Hưng, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn... Tác giả pha trộn các chi tiết chính sử và dã sử nhằm mang đến sự chân thực, ly kỳ, hấp dẫn.

Cuốn Truyền kỳ mạn lục (trái) của tác giả Nguyễn Dữ và Nam Hải dị nhân liệt truyện của Phan Kế Bính. Ảnh: NXB Kim Đồng
 

Cuốn "Truyền kỳ mạn lục" (trái) của tác giả Nguyễn Dữ và "Nam Hải dị nhân liệt truyện" của Phan Kế Bính. Ảnh: NXB Kim Đồng

400 tranh minh họa của hai ấn phẩm do họa sĩ Nguyễn Công Hoan và Tạ Huy Long thực hiện. Ở cuốn Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Công Hoan mang đến những hình khối, gam màu ma mị. Còn Tạ Huy Long đưa mỹ thuật cổ Việt Nam vào từng bức tranh của Nam Hải dị nhân liệt truyện.

Họa sĩ Nguyễn Công Hoan cho biết trong quá trình vẽ, anh nhiều lần ngập ngừng, nâng bút lên rồi hạ xuống vì không tìm được cách thể hiện độc đáo, khác biệt. Nhiều bức, họa sĩ phải vẽ đến năm lần mới ưng ý. Anh nói: "Khi vẽ ma, tôi nghĩ phải thể hiện chúng đáng yêu, vô hại một chút. Tôi đặc biệt thích vẽ những nhân vật thân cô thế cô, tầng lớp thấp kém trong xã hội".

Trong số các tác phẩm thực hiện, Nguyễn Công Hoan thích nhất bức minh họa truyện Kỳ ngộ ở trại Tây vì khắc họa hình ảnh mùa xuân, hoa nở đầy tươi trẻ, nhẹ nhàng.

Phụ trách cuốn Nam Hải dị nhân liệt truyện, họa sĩ Tạ Huy Long cho biết vẫn theo đuổi xu hướng mỹ thuật cổ nhưng cách vẽ phóng khoáng, màu sắc tươi sáng hơn để gần gũi với độc trẻ. "Tôi thích nhất bức tranh minh họa bà mẹ của Lương Thế Vinh. Dựa trên ý câu 'mẹ là dáng hình đất nước, núi sông', tôi chọn tạo hình mẹ với những nét vẽ chảy tràn ra và nhấp nhô như đất, như sông, như núi", họa sĩ nói.

Minh họa truyện Loạn 12 sứ quân về Đinh Bộ Lĩnh của họa sĩ Tạ Huy Long trong cuốn Nam Hải dị nhân liệt truyện. Ảnh: NXB Kim Đồng

Minh họa truyện "Loạn 12 sứ quân" về Đinh Bộ Lĩnh của họa sĩ Tạ Huy Long trong cuốn "Nam Hải dị nhân liệt truyện". Ảnh: NXB Kim Đồng

Tại sự kiện giao lưu ra mắt sách hôm 23/4, nhà nghiên cứu Trần Thị Băng Thanh nhận định sách có tranh minh họa đẹp giống như một công trình nghệ thuật kép, giúp độc giả dễ tiếp cận lịch sử. "Việc kết hợp tranh minh họa và lời văn, bài thơ... tạo nên hơi thở mới cho tác phẩm cổ. Điều đó khiến lịch sử không còn khô khan, 'khó nuốt' mà các bạn trẻ có thể dễ dàng đọc, cảm nhận trọn vẹn giá trị nghệ thuật và tư tưởng trong sách", bà nói.

 

Theo Vnexpress.

tet_avt_hanoicab
bong_da_1
tet_cover_fb_
Truyền hình cáp Hà Nội là đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình cáp hữu tuyến đầu tiên trên địa bàn thành phố Hà Nội...
Liên hệ
Địa chỉ: 30 Trung Liệt - Đống Đa - Hà Nội
Văn phòng Công ty: 024.38572782
Ban biên tập chương trình: 098.2565333
Fax: 024.38572782
ĐĂNG KÝ NHANH
Họ tên:
Điện thoại:
Nội dung yêu cầu:
 
Bản quyền thuộc về: Công ty Cổ Phần Truyền hình cáp Hà Nội
Cơ quan chủ quản: UBND Thành phố Hà Nội
Số giấy phép: 154/GP-BC, cấp ngày 29/08/2005
© Copyright 2018 Hanoicab. All Right Reserved│Design by NGV
1
Bạn cần hỗ trợ?